Tăng 60% nguy cơ đột quỵ do thiếu nắng
Những người sống trong môi trường ít tiếp xúc với nắng mặt trời sẽ tăng 60% nguy cơ đột quỵ – Đó là kết quả nghiên cứu được trình bày tại Hội nghị quốc tế về đột quỵ do Hiệp Hội Đột quỵ Mỹ.
Cụ thể, trong nghiên cứu này, các nhà khoa học sử dụng vệ tinh của NASA để giám sát mặt đất, nhằm xác định ánh sáng, nhiệt độ mặt đất, giúp đánh giá sụ tương quan với tình trạng đột quỵ của đối tượng nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, những người ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời sẽ làm tăng thêm 60% nguy cơ đột quỵ. Nghiên cứu này cũng xác nhận kết quả của các nghiên cứu trước đây, rằng tiếp xúc với cả nhiệt độ nóng và lạnh đều làm tăng tỷ lệ đột quỵ
Nhóm nghiên cứu còn sử dụng thêm các dữ liệu từ một nghiên cứu dài hạn thực hiện trên 30.000 người da trắng và người da đen từ 45 tuổi trở lên.
Các tác giả cho rằng: lượng vitamin D sản sinh khi cơ thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể là lý do của mối liên quan giữa tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và đột quỵ. Nghiên cứu trước đây đã xem xét mối liên quan giữa nồng độ thấp của vitamin D với nguy cơ đột quỵ và đau tim.
Do đó, phơi nắng vừa phải ở mức an toàn có thể là một phần của chương trình phòng ngừa đột quỵ, cùng với việc thay đổi những yếu tổ nguy cơ đã biết của đột quỵ như: hút thuốc lá, huyết áp cao, béo phì, tiểu đường, ít vận động và tăng cholesterol máu
GS.McClure – nhà thống kê sinh học của Đại học Alabama, Birmingham cho rằng, cần nghiên cứu thêm để xác nhận kết quả nghiên cứu này và xác định lý do tại sao ánh nắng mặt trời có thể giảm nguy cơ đột quỵ.